So sánh phòng tắm xông hơi khô và xông hơi ướt
Bắc Âu Sauna 24-07-2024
Trên đây là 2 loại phòng tắm xông hơi được ưa chuộng nhất hiện nay. Để dễ dàng cho bạn lựa chọn, hãy cùng so sánh sự khác biệt giữa hai mẫu phòng tắm xông hơi này.
1. VỀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phòng tắm xông hơi ướt sử dụng hơi nước. Thanh gia nhiệt sẽ làm nóng nước cho máy xông hơi. Sau đó, tinh dầu và hơi nước được thêm vào phòng xông. Phòng tắm xông hơi ướt có độ ẩm gần 100% và nhiệt độ khoảng 45 độ C. Đặc điểm này hỗ trợ duy trì độ ẩm và sự mềm mại trên da.
Ngược lại, phòng tắm khô không sử dụng nước. Thanh nhiệt của máy sẽ tạo ra nhiệt độ. Để duy trì độ ẩm trong phòng xông, người dùng thường phải đổ nước vào đá khoáng để duy trì nhiệt độ cân bằng. Phòng tắm xông hơi khô có thể có nhiệt độ 50 độ C hoặc 75 độ C và độ ẩm khoảng 10%.
2. VỀ THIẾT KẾ, CẤU TẠO
Phòng tắm xông hơi khô chủ yếu được làm bằng gỗ. Đặc điểm không giữ nhiệt của phòng này làm cho nó vô cùng an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, cung cấp sự gần gũi và thoải mái cho những người tìm kiếm một thiết kế truyền thống từ gỗ.
Phòng tắm xông hơi có khung bằng nhôm hoặc inox, và ốp kính, trần và đế là bằng acrylic. Tiện ích thư giãn hiện đại bao gồm quạt thông gió, sen tay, sen trần và thậm chí là loa bluetooth.
Tiêu chí |
Phòng xông hơi khô |
Phòng xông hơi ướt |
Đặc điểm cấu tạo |
Hầu hết vách tường được làm bằng gỗ chuyên dụng sử dụng ở nhiệt độ cao nhưng không gây bỏng da |
Được làm bằng kính đảm bảo hơi nước không thoát ra bên ngoài, có thể kết hợp làm phòng tắm. |
Nguyên lý hoạt động |
Đá khô được đun nóng bằng thanh điện trở hoặc sử dụng hồng ngoại để tăng nhiệt độ lên khoảng 50 – 75 độ C, độ ẩm 10% |
Hơi nước từ máy xông hơi ướt thoát ra bên trong phòng, làm nhiệt độ tăng lên 45 độ C, độ ẩm 80 – 100% |
Công dụng |
Nhiệt độ cao tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm mỡ thừa… |
Cung cấp nước, độ ẩm cho da, bài tiết độc tố, chăm sóc da, hỗ trợ điều trị xoang, viêm mũi, họng, phế quản… |
Như vậy, phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt khác nhau chủ yếu là nguyên lý hoạt động, chất liệu thi công tạo nên công dụng đối với sức khỏe khác nhau.
3. VẬY PHÒNG XÔNG HƠI KHÔ HAY ƯỚT TỐT HƠN?
Như đã trình bày, ngoài những lợi ích chung thì mỗi loại xông hơi đều đem lại rất nhiều hiệu quả riêng biệt. Với mỗi nhu cầu khác nhau thì mọi người có sự lựa chọn khác nhau hoặc kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. XÔNG HƠI KHÔ VÀ ƯỚT: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀO TRƯỚC ĐỂ MANG HIỆU QUẢ CAO
Nên sử dụng phương pháp xông hơi nào đầu tiên? Điều này phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Cho dù xông hơi bằng phương pháp nào đầu tiên thì mục đích cuối cùng cũng là giúp cơ thể bạn được thư giãn, khỏe mạnh, đầy sức sống.
5. Nên lắp đặt phòng xông hơi khô hay ướt tốt hơn?
Nếu bạn đang phân vân không biết nên lắp đặt phòng xông hơi khô hay ướt để phù hợp với nhu cầu thì các thông tin sau sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn.
5.1 Phòng xông hơi khô
Phòng xông hơi khô sử dụng nhiệt độ cao, độ ẩm thấp để chăm sóc sức khỏe. Vì thế chúng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm nhất định như:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí khi sử dụng: Phòng xông hơi khô tiết kiệm nhiên liệu và thời gian sử dụng hơn so với phòng xông hơi ướt. Bạn chỉ cần điều chỉnh và đợi nhiệt độ tăng đến mức nhất định, nhiệt độ phòng xông hơi ổn định và máy xông hơi không cần hoạt động để bù lượng nhiệt.
- Đối tượng sử dụng: Hơi nóng ở nhiệt độ cao tác động sâu vào da, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện đau nhức khớp hiệu quả. Phù hợp với những người bị viêm da, viêm khớp dạng thấp.
Nhược điểm:
- Giá thi công cao: Phòng xông hơi khô được làm từ gỗ nên tốn kém chi phí thi công ban đầu hơn so với phòng xông hơi ướt.
- Gây khô da: Sử dụng phòng xông hơi khô có thể gây khô da vì độ ẩm chỉ đạt 10% nên bạn cần lưu ý bổ sung lượng nước cần thiết trong quá trình xông hơi
5.2 Phòng xông hơi ướt
Phòng xông hơi ướt hoạt động dựa trên độ ẩm cao lên đến 80 – 100% để chăm sóc sức khỏe tương tự như phương pháp xông hơi truyền thống bằng nồi xông. Tuy nhiên, phòng xông hơi ướt không cần sử dụng nhiều thiết bị, không đảm bảo vệ sinh và tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Ngoài ra, so với phòng xông hơi khô, chúng còn có những ưu điểm, nhược điểm như:
Ưu điểm:
- Bổ sung độ ẩm: Phòng xông hơi ướt tăng độ ẩm trong phòng xông hơi giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và làn da.
- Chi phí thi công tiết kiệm: Chi phí thi công ban đầu tiết kiệm hơn so với phòng xông hơi khô bởi phòng xông hơi được làm từ kính cường lực hoặc gạch mosaic. Bạn có thể thi công phòng xông hơi ướt kết hợp phòng tắm giúp tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo công năng sử dụng.
- Vệ sinh phòng xông hơi đơn giản: Vì thiết kế đơn giản, ít các dụng cụ, thiết bị nên bạn dễ dàng vệ sinh tại các góc, cạnh của phòng xông hơi bằng các thiết bị như nước xịt kín, khăn lau…
Nhược điểm:
- Thời gian khởi động lâu hơn: Bạn phải tốn thời gian chờ đợi dòng điện làm nóng két nước, tạo hơi nóng và độ ẩm cho phòng xông hơi.
- Điều kiện vi khuẩn phát triển: Tương tự như phòng tắm, nếu vệ sinh phòng xông hơi không cẩn thận, vi khuẩn rất dễ phát triển. Vì thế, bạn cần vệ sinh định kỳ để đảm bảo chất lượng.
Như vậy, mỗi loại phòng xông hơi khô và ướt đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Bạn nên cân nhắc nhu cầu, tài chính để lắp đặt thiết bị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phòng xông hơi khô ướt kết hợp liên hoàn phù hợp tại nhà hoặc các spa, khu nghỉ dưỡng… đa chức năng.
6. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI XÔNG HƠI
Xông hơi chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được áp dụng đúng cách. Vậy thế nào là xông hơi đúng cách? Những lưu ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn:
Thời gian xông hơi: Theo Đông y, xông hơi khiến cơ thể ra nhiều mồ hồi đồng thời tác động đến âm huyết và dương khí. Nếu xông hơi quá lâu sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như ngột ngạt, thiếu oxy, mệt mỏi, chóng mặt. Các chuyên gia khuyên rằng thời gian tối đa để xông hơi mỗi lần là từ 7-10 phút, mỗi tuần từ 1 – 2 lần.
Không nên xông hơi ngay khi vừa sửa dụng rượu bia, ăn quá nó hoặc đang trong tình trạng quá đói
Tránh việc xông hơi khi có vấn đề tim mạch, hay đang bị sốt cao hoặc đang mắc các bệnh ngoài da.
Bà bầu không nên xông hơi